Chứng Biếng Ăn Tâm Thần Ở Thanh Thiếu Niên

Chứng Biếng Ăn Tâm Thần Ở Thanh Thiếu Niên

Chứng biếng ăn tâm thần là một dạng rối loạn ăn uống được đặc trưng bởi nỗi lo lắng về việc tăng cân và phiền muộn về ngoại hình, dẫn đến hạn chế ăn uống và hậu quả là sụt cân.

Chứng Biếng Ăn Tâm Thần

Chứng biếng ăn tâm thần khởi phát ở cả nam và nữ, hầu hết trong độ tuổi từ 15 đến 19. Một nghiên cứu quan sát thanh thiếu niên từ 8 đến 17 tuổi ở Anh và Ireland cho thấy trong 100.000 người thì có 13,68 mắc bệnh (độ tin cậy 95%, 12,88–14,52), trong đó 25,66 (độ tin cậy 95%, 24,09–27,30) đối với nữ và 2,28 (độ tin cậy 95%, 1,84–2,79) đối với nam. Tỷ lệ ước tính đối với chứng chán ăn tâm thần mãn tính ở phụ nữ là 3,64% (độ tin cậy 95%, 2,81–4,72).

Nguyên nhân của chứng biếng ăn tâm thần rất phức tạp và có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu trên các cặp sinh đôi cho thấy yếu tố gen là một yếu tố nguy cơ với khả năng di truyền cao. Có bằng chứng về sự tương quan của yếu tố di truyền với các yếu tố nguy cơ đã được xác định khác, bao gồm lo lắng, cầu toàn, nhận thức cứng nhắc và các vấn đề về cho ăn sớm.

Khi đã hiểu rõ hơn về cơ sở di truyền của chứng biếng ăn tâm thần, người ta tin rằng các yếu tố di truyền có mối liên quan đáng kể với các rối loạn tâm thần, hoạt động thể chất và các đặc điểm chuyển hóa, vì vậy chứng biếng ăn tâm thần được xem là một “rối loạn tâm thần kinh”. Thời điểm khởi phát thường trùng với tuổi dậy thì, nhưng nhiều trường hợp khởi phát sớm ở trẻ 8 tuổi chứng tỏ nguyên nhân dẫn đến chứng tâm thần biếng ăn khá phức tạp. Trái ngược với chứng cuồng ăn, lạm dụng hoặc tấn công tình dục không được cho là yếu tố nguy cơ của chứng biếng ăn tâm thần.

Về tiên lượng, ước tính khoảng 50% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, 30% cải thiện và 20% còn lại trở thành bệnh mãn tính.

Cách điều trị

Việc điều trị đòi hỏi kinh nghiệm của nhiều lĩnh vực trong việc quản lý rối loạn ăn uống và chế độ ăn là rất quan trọng, cần cung cấp kế hoạch bữa ăn phù hợp và hướng dẫn về nhu cầu năng lượng, cũng như lời khuyên về vitamin và khoáng chất bổ sung. Những người trẻ đã được xác nhận hoặc nghi ngờ mắc chứng biếng ăn tâm thần nên được chuyển đến một cơ sở chuyên khoa về rối loạn ăn uống cho trẻ em và thanh niên. Điều này sẽ giúp cải thiện kết quả giảm nhập viện nội trú và mang lại hiệu quả chi phí.

Thuốc không phải là phương pháp điều trị duy nhất cho chứng biếng ăn tâm thần, tuy nhiên các bệnh thường mắc kèm như trầm cảm, rối loạn lo âu và ám ảnh cưỡng chế nên được điều trị thích hợp và điều này có thể có tác động đáng kể đến các triệu chứng biếng ăn tâm thần. Tuy nhiên, tình trạng buồn chán và lo lắng có thể cải thiện khi cân nặng được phục hồi, vì vậy điều quan trọng là phải xem xét tiền sử cẩn thận và thảo luận với người bệnh và gia đình của họ về kế hoạch điều trị.

_Theo Josephine Neale, Lee D Hudson, “Anorexia nervosa in adolescents”_

Bình luận trên Facebook
Bài viết liên quan